8 Cách ở lại Canada sau khi PGWP hết hạn

anna-bui-img-2
Anna Bùi
eye
Lượt view: 111
calendar
02/05/2024
gg-new-img (1)
Xem trên Google News

“Làm thế nào để ở lại Canadasau khi PGWP hết hạn?” là câu hỏi mà Việt Nam Admission Hub thường gặp. Nếu bạn muốn ở lại Canada sau khi hết hạn PGWP thì bạn có thể lựa chọn một số lộ trình điển hình như sau tuỳ thuộc vào mục tiêu và hoàn cảnh của cá nhân mình.

Giấy phép làm việc sau tốt nghiệp (PGWP) là một giấy phép lao động mở, cho phép sinh viên quốc tế tốt nghiệp làm việc cho bất kỳ nhà tuyển dụng nào của Canada mà không cần lời mời làm việc. PGWP có thời hạn tối đa là ba năm (thời hạn thực tế của PGWP phụ thuộc vào độ dài của chương trình học của mỗi người). PGWP chỉ được cấp một lần và không được gia hạn. Lợi ích chính của PGWP là nó cho phép sinh viên quốc tế tốt nghiệp có được kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp tại Canada. Kinh nghiệm làm việc như vậy rất hữu ích khi người có PGWP tiếp tục nộp đơn xin nhập cư Canada. Tuy nhiên nếu giấy phép này hết hạn bạn nên làm gì? Dưới đây là 8 cách ở lại Canada sau khi giấy phép lao động sau tốt nghiệp hết hạn:

1. Giấy phép Lao động Mở rộng Bắc cầu (BOWP)

Với việc đăng kí tham gia một số chương trình nhập cư nhất định sẽ giúp bạn đủ điều kiện nhận được Bridging Open Work Permit (BOWP). Với giấy phép này, bạn có thể tiếp tục làm việc và ở lại Canada sau khi hết hạn PGWP và trước khi bạn có tình trạng thường trú dân.


Tư vấn cách ở lại Canada

2. Express Entry là một cách ở lại Canada sau khi hết hạn PGWP

Nhiều người lầm tưởng Express Entry là chương trình nhập cư, nhưng thực chất đó là một hệ thống quản lý đơn đăng kí cho 3 chương trình nhập cư liên bang bao gồm Federal Skilled Worker, Federal Skill Trades Program, Canadian Experience Class và một số chương trình đề cử cấp tỉnh (PNP). 

  • Chương trình Lao động Tay nghề cao Liên bang (Federal Skilled Worker Class, FSWC): Dành cho những công nhân lành nghề có kinh nghiệm làm việc nước ngoài muốn nhập cư vào Canada lâu dài.
  • Chương trình Kinh nghiệm tại Canada (Canadian Experience Class, CEC): Dành cho những công nhân lành nghề có kinh nghiệm làm việc tại Canada và muốn trở thành thường trú nhân. 
  • Chương trình Thợ tay nghề cao Liên bang (Federal Skilled Trades Class, FSTC): Dành cho những người lao động có tay nghề cao muốn trở thành thường trú nhân dựa trên việc đủ tiêu chuẩn trong một ngành thương mại có tay nghề cao.

Các hồ sơ Express Entry sau khi được gửi đến IRCC sẽ được đưa ra chấm điểm và cho vào danh sách chờ (hay còn gọi là “Express Entry pool”). Sau một khoảng nhất định (thông thường là 2 tuần), IRCC sẽ chọn ra các ứng viên nằm trong top đầu và gửi Thư mời Ứng tuyển (hay “Invitation to Apply”) đến cho họ.

Các ứng viên được mời lúc này sẽ có 60 ngày để nộp đơn đăng ký online và cung cấp các tài liệu có liên quan. Tuy vậy, các ứng viên vẫn đang nằm trong danh sách chờ thì vẫn chưa phải là hết cơ hội. Các cá nhân này hoàn toàn có khả năng tạo ra các nỗ lực phù hợp để cải thiện điểm số của bộ hồ sơ. Nỗ lực mới được cập nhật sẽ trở thành những điểm cộng quý giá, giúp nâng cao tỉ lệ thành công và được chọn cho bộ hồ sơ của bạn.


Liên hệ tư vấn du học và định cư Canada miễn phí

3. Chương trình đề cử cấp tỉnh

Các chương trình đề cử cấp tỉnh (PNP) do hầu hết các tỉnh và vùng lãnh thổ của Canada quản lý, ngoại trừ tỉnh bang Nunavut và Quebec.

Những người không đủ điều kiện tham gia Express Entry có thể nhập cư vào Canada thông qua PNP cơ sở. Các chương trình này cho phép bạn nộp đơn xin đề cử tỉnh trực tiếp cho tỉnh bang, sau khi nhận được đề cử từ chương trình này, bạn vẫn sẽ có thêm 600 điểm. Một số PNP cơ sở cũng dành cho những người không có kinh nghiệm làm việc trong nhóm nghề nghiệp “có tay nghề cao”.

PNP không yêu cầu bạn phải có bất kỳ kinh nghiệm làm việc nào ở tỉnh bang, cũng như bắt buộc phải có lời mời làm việc trong tỉnh. Tuy nhiên, nếu bạn có 2 yếu tố này thì sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn.


Cần hỗ trợ tư vấn định cư diện CEC

4. Nhập cư Quebec

Tỉnh bang Quebec có hệ thống nhập cư riêng biệt. Để nhập cư vào Quebec, bạn cần có Quebec Selection Certificate (CSQ), nhằm hỗ trợ đơn xin nhập cư lên chính phủ liên bang. Nếu bạn nói tiếng Pháp và đã học và làm việc ở Quebec, bạn có thể đủ điều kiện tham gia Quebec Experience Program (PEQ). Đây là sự lựa chọn phổ biến cho những người đang có PGWP tại Quebec. Người lao động phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc toàn thời gian trong một nghề có kỹ năng và phải được tuyển dụng vào thời điểm nộp đơn. Ngoài ra, nếu bạn có kinh nghiệm làm việc tay nghề cao, bạn có thể nhập cư vào tỉnh bang này thông qua Quebec Skilled Worker Program (QSWP).

5. Atlantic Immigration Pilot – Chương trình Thí điểm Nhập cư Đại Tây Dương

Chương trình Thí điểm Nhập cư Đại Tây Dương giúp các nhà tuyển dụng của Đại Tây Dương Canada (bao gồm 4 tỉnh là Newfoundland và Labrador, Đảo Prince Edward, New Brunswick và Nova Scotia) thuê nhân tài nước ngoài dễ dàng hơn. Có ba diện nhập cư theo chương trình này: lao động tay nghề cao, lao động tay nghề trung bình và sinh viên quốc tế tốt nghiệp từ khu vựcĐại Tây Dương.

6. Bảo lãnh gia đình được dùng để ở lại Canada sau khi hết hạn PGWP

Nếu vợ hoặc chồng của bạn là thường trú dân hoặc là công dân Canada, thì chương trình bảo lãnh vợ/chồng có thể là sựlựa chọn tối ưu nhất. Nếu bạn đang nộp đơn tại Canada, bạn có thể được nhiều lợi ích từ giấy phép lao động mở dành riêng cho vợ/chồng đang trong qua trình xét duyệt hồ sơ nhập cư.

7. Ở lại Canada với tình trạng tạm trú

Trong trường hợp chưa có tùy chọn nào ở trên phù hợp thì quý khách có thể lựa chọn kéo dài thời gian tạm trú của mình bằng cách xin việc làm và xin một giấy phép lao động khác.

8. Giấy phép lao động: LMIA và các hiệp định thương mại

Để có được giấy phép lao động ở Canada, chủ lao động thường phải Đánh giá Tác động Thị trường Lao động (LMIA). Quá trình này khá tốn thời gian và chi phí.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể đăng ký giấy phép lao động khác theo chương trình International Mobility Program. Các giấy phép lao động được thiết kế với nhiệm vụ thúc đẩy các mục tiêu chính sách kinh tế, xã hội và văn hóa rộng lớn của Canada. Các chương trình giấy phép lao động dành cho những ai mang lại “lợi ích xã hội hoặc văn hóa đáng kể” cho Canada, ví dụ như nhân viên làm phim và truyền hình, các doanh nhân và lao động tự do.

Canada cũng có một số hiệp định thương mại cho phép công dân của một số quốc gia làm việc tại Canada mà không cần LMIA. Ví dụ: công dân của Hoa Kỳ và Mexico có thể đủ điều kiện để được cấp giấy phép làm việc CUSMA Professionals, nếu họ đã có việc làm tại một trong 60 ngành nghề đủ điều kiện. Canada có các hiệp định thương mại theo CETA cho công dân của Liên minh Châu Âu, cũng như CUKTCA cho công dân Vương quốc Anh.

Ngoài ra, nếu bạn đến từ một quốc gia có hiệp định song phương với Canada, bạn có thể tham gia chương trình International Experience Canada (IEC).

Việt Nam Admission Hub

Admission Hub là một trong những Công ty lớn nhất tại Canada giúp sinh viên Việt Nam định cư tại đây. Chúng tôi  có trụ sở tại Toronto & Vancouver. 

Công ty mẹ của chúng tôi là CVH Immigration Ltd. Admission Hub đã và đang giúp đỡ hàng ngàn sinh viên Quốc tế trên khắp thế giới tới Canada Học tập, Làm việc và Nhập cư. Chúng tôi hợp tác với hơn 150 tổ chức giáo dục tại Canada để đem lại chất lượng dịch vụ tốt nhất tới sinh viên.

Admission Hub tự hào là đơn vị uy tín và được tin tưởng bởi hàng ngàn sinh viên tại Việt Nam và các sinh viên quốc tế. Chúng tôi có thể xử lý các trường hợp phức tạp như sinh viên đã quá độ tuổi đi học, sinh viên đã từng bị từ chối phê duyệt Visa…

Đối với sinh viên muốn chuyển đổi visa du lịch sang visa du học, bạn có thể bắt đầu học tập tại Canada trong vòng 1-3 tháng với sự hỗ trợ của Admission Hub.

Nếu bạn muốn định cư tại Canada, bước đầu tiên là ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ với Việt Nam Admission Hub, chuyên gia tư vấn của chúng tôi sẽ liên hệ giúp bạn chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ định cư tại Canada.

Anna Bùi có kiến thức rộng về hệ thống giáo dục quốc tế, chương trình học, chi phí, đến các yêu cầu và quy trình đăng ký. Anna Bùi cũng tư vấn về cuộc sống & văn hóa đất nước mà học sinh sẽ du học.
Scroll to Top