Từ Study Permit sang Work Permit tại Canada

anna-bui-img-2
Anna Bùi
eye
Lượt view: 60
calendar
24/04/2024
gg-new-img (1)
Xem trên Google News

Khi nói đến du học, làm việc và định cư người ta thường nghĩ ngay đến Canada, đơn giản vì Canada có những chính sách khuyến khích du học sinh làm việc khá rõ ràng: cơ hội tích lũy kinh nghiệm đi làm khi còn đang đi học, trước và sau khi tốt nghiệp. Một nơi có nền giáo dục phát triển hàng đầu, mức sống cao, chế độ đãi ngộ và thu nhập tốt đang khiến Canada trở thành thiên đường học tập, nghiên cứu, làm việc và định cư của sinh viên khắp thế giới. Trong bài viết này, chúng mình sẽ cùng tìm hiểu về quá trình từ giấy phép học tập sang giấy phép đi làm tại Canada, các đối tượng và điều kiện nào sẽ được cấp visa làm việc và những thông tin quan trọng khác có liên quan.

Liên hệ Admission Hub

1. Trong khi đang đi học: Có thể đi làm part-time lên tới 20 tiếng/ tuần

Bạn chỉ có thể bắt đầu làm việc tại Canada khi bắt đầu vào học. Qua đó, bạn có thể làm việc với tư cách là sinh viên quốc tế ở Canada nếu giấy phép du học liệt kê điều kiện quy định rằng bạn được phép làm việc trong hoặc ngoài khuôn viên trường. Bạn được phép làm việc tối đa 20 giờ/tuần trong niên khóa và full-time vào các kỳ nghỉ. Để xin giấy phép làm việc ngoài trường, bạn phải thỏa mãn những yêu cầu gồm:

  • Giữ giấy phép học tập hợp lệ
  • Theo học chương trình full-time tại một cơ sở đào tạo sau trung học được chỉ định
  • Hoặc tham gia chương trình đào tạo chuyên môn, khóa học nghề có thời gian học tập ít nhất 6 tháng
  • Có số An sinh xã hội (SIN – Social Insurance Number)

Tuy nhiên, không phải sinh viên quốc tế nào cũng được làm thêm ngoài trường. Một số đối tượng bị giới hạn gồm: Sinh viên theo học chương trình tiếng Anh như Ngôn ngữ Thứ hai (ESL) hoặc tiếng Pháp như Ngôn ngữ Thứ hai (FSL); Các bạn tham gia khóa học khái quát ngắn hạn; Hay những người học tập theo chương trình trao đổi sinh viên tại một cơ sở đào tạo được chỉ định.

Tin vui cho các bạn du học sinh: Bắt đầu từ ngày 15 tháng 11 cho đến cuối năm 2023, sinh viên quốc tế tại Canada được phép làm việc ngoài trường hơn 20 giờ/tuần. Chỉ thị mới áp dụng cho những người đã nộp đơn xin giấy phép học tập kể từ ngày 7 tháng 10 năm 2022.

Ngoài ra, một số chương trình ở Canada bao gồm các điều khoản hợp tác / thực tập (co-op/ internship). Nếu bạn đủ điều kiện cho nó, bạn có thể xin giấy phép làm việc hợp tác và làm việc toàn thời gian vào thời điểm đó. Đây là những yêu cầu đối với giấy phép làm việc co-op:

  • Giữ giấy phép học tập hợp lệ
  • Co-op hoặc Internship là bắt buộc để hoàn thành chương trình học tập của bạn tại Canada
  • Xác nhận từ trường của bạn rằng tất cả sinh viên trong chương trình cần hoàn thành các vị trí công việc để lấy bằng
  • Thời gian sắp xếp Co-op hoặc Internship của bạn chiếm tổng cộng 50% hoặc ít hơn chương trình học của bạn

XEM NGAY: So sánh giữa Co-op Work Permit và Work Permit thông thường

 

2. Làm việc sau khi tốt nghiệp du học Canada

Để có thể ở lại làm việc tại Canada, các bạn sẽ cần xin Giấy phép Làm việc Sau Tốt nghiệp (PGWP), cũng như đảm bảo có số SIN – số An sinh xã hội để có thể làm việc hợp pháp sau khi tốt nghiệp.

Giấy phép làm việc sau tốt nghiệp (PGWP) cho phép bạn ở lại Canada và làm việc toàn thời gian lên đến 3 năm, sau khi bạn hoàn thành chứng chỉ, bằng tốt nghiệp từ danh sách các trường DLI hợp lệ. Kinh nghiệm làm việc có được trong Hệ Thống Phân loại Nghề nghiệp Quốc gia (NOC) loại 0 hoặc kỹ năng cấp độ A hoặc B giúp sinh viên tốt nghiệp đủ điều kiện tham gia Chương trình Thường trú nhân thông qua diện Canadian Exprerience Class (CEC) trong Express Entry –  Chương trình định cư diện tay nghề của Liên bang:

  • Federal Skilled Worker Program (FSWP): Chương trình dành cho lao động lành nghề và có chuyên môn từ tất cả quốc gia trên thế giới.
  • Federal Skilled Trades Program (FSTP): Chương trình dành cho những lao động có kỹ năng nghề và muốn trở thành thường trú nhân tại Canada.
  • Canadian Experience Class (CEC):  Chương trình dành cho ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc tại Canada tối thiểu 1 năm.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về quá trình apply PGWP sau khi tốt nghiệp tại đây.

XEM NGAY: PGWP và những điều bạn cần biết

 

3. Trước khi bạn tốt nghiệp: Labour Market Impact Assessment (LMIA)

Nếu bạn muốn thay đổi giấy phép học tập của mình thành giấy phép làm việc trước khi tốt nghiệp chương trình của mình, thì bạn cần phải có Labour Market Impact Assessment (LMIA) từ chủ lao động của bạn – với một vài trường hợp ngoại lệ.

Mục đích chính của LMIA là bảo vệ quyền lợi của người lao động ở Canada. Nếu thị trường lao động bão hòa, việc tuyển dụng thêm lao động từ nước ngoài sẽ khiến tình trạng thất nghiệp tăng lên, tạo thêm gánh nặng cho xã hội vì trợ cấp thất nghiệp. Ngoài ra, nhờ quy định LMIA tại Canada, chính phủ Canada có thể đánh giá được tổng quan thị trường lao động, ngành nghề nào đang thiếu hụt nhân sự. Từ đó, đưa ra các chính sách tuyên truyền, khuyến khích định cư phù hợp.

Để có được LMIA, các chủ công ty, doanh nghiệp phải chứng minh rằng mình không thể thuê một người nào đó ở Canada (người Canada và Thường trú nhân), vì vậy họ phải thuê và bảo lãnh người lao động nước ngoài đến sống và làm việc trong nước.

Điều quan trọng nhất đó là phải hiểu rằng một khi bạn ngừng học tập, giấy phép học tập của bạn sẽ không còn hiệu lực nữa. Do đó, bạn phải thông báo ngay cho Sở Di trú (IRCC) để cập nhật status – tình trạng cư trú của mình. Không có tình trạng cư trú ở Canada, bạn phải rời khỏi đất nước và đợi giấy phép lao động mới của bạn được phê duyệt để quay lại và bắt đầu làm việc.



Liên hệ Admission Hub

XEM NGAY: Những con đường đến Canada năm 2022

Anna Bùi có kiến thức rộng về hệ thống giáo dục quốc tế, chương trình học, chi phí, đến các yêu cầu và quy trình đăng ký. Anna Bùi cũng tư vấn về cuộc sống & văn hóa đất nước mà học sinh sẽ du học.
Scroll to Top