Các loại Work Permit Cần Thiết tại Canada

anna-bui-img-2
Anna Bùi
eye
Lượt view: 64
calendar
01/05/2024
gg-new-img (1)
Xem trên Google News

Work Permit (WP) hay còn được gọi là giấy phép lao động. Đây là một trong những văn bản được xác nhận và cấp phép bởi một cơ quan có thẩm quyền tại Canada, cho phép người lao động nước ngoài hoặc du học sinh quốc tế được phép làm việc hợp pháp tại Canada.

Hãy cùng chúng tớ tìm hiểu có bao nhiêu loại Work Permits được cấp tại đây nhé:

1. Quyền lợi khi sở hữu Work Permit

Với việc sở hữu Work Permit, người lao động nước ngoài còn được thừa hưởng thêm nhiều quyền lợi khác từ tỉnh bang sở tại hoặc từ chính phủ Canada:

  • Được phép làm việc và sinh sống tại Canada theo giới hạn của Work Permit. Ví dụ: Làm việc cho doanh nghiệp theo lĩnh vực và thời gian đăng ký trong giấy phép lao động.
  • Vợ/ Chồng và con dưới 22 tuổi của người sở hữu Work Permit sẽ được đi cùng đến Canada sinh sống.
  • Vợ/ Chồng của người sở hữu Work Permit sau khi đến Canada được quyền xin cấp giấy phép làm việc mở (Open Work Permit) để tự do tìm việc tại quốc gia này.
  • Con cái được học miễn phí trường công lập ở bậc học phổ thông.
  • Nhiều cơ hội tham gia các chương trình định cư khác nhau và trở thành thường trú nhân khi đã sinh sống và làm việc tại Canada.

2. Những hạn chế khi sở hữu Work Permit

Tuy vậy, Work Permit vẫn sẽ có những hạn chế và điều kiện nhất định. Nếu như người lao động hoặc du học sinh quốc tế không tuân thủ theo đúng những quy định trên cá nhân người sở hữu WP có thể bị trục xuất khỏi Canada, ảnh hưởng đến triển vọng định cư trong tương lai.

Các điều kiện và hạn chế thường gặp trong Work Permit – thay đổi theo Work Permit mà bạn sở hữu:

  • Chỉ được làm việc với chức danh cụ thể.
  • Chỉ được làm việc với Nhà tuyển dụng – Employer cụ thể.
  • Chỉ được làm việc tại địa chỉ (văn phòng, xưởng…) cụ thể.
  • Phải rời Canada trước ngày cụ thể.
  • Không được đi học, trừ khi được cho phép (đối với Co-op Work Permit).

Các loại Work Permit tại Canada

1) Off-campus Work Permit: dành riêng cho du học sinh quốc tế:

Trước kia, du học sinh (DHS) đủ điều kiện đều phải xin giấy phép này để được phép làm việc trong thời gian đi học. Kể từ tháng 6/2014, giấy phép này được gộp vào cùng với Study Permit, trong đó có ghi rõ điều khoản cho phép DHS được phép đi làm. 

Học sinh được phép làm việc tối đa 20 giờ/tuần khi đang đi học và làm toàn thời gian (Full-time) khi đang nghỉ giữa kì theo kế hoạch (thường là nghỉ hè) nếu học sinh đáp ứng được tất cả các điều kiện sau:

  • Study Permit còn hạn.
  • Học sinh đang theo học tại một trường trong danh sách Designated Learning Institution (DLI) của IRCC.
  • Chương trình giáo dục chính quy sau bậc phổ thông (ngoại trừ học tiếng Anh, học Trung học, Dự bị Đại học).
  • Chương trình học kéo dài hơn 6 tháng và là chương trình có cấp chứng chỉ Certificate, Diploma hoặc Bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ.
  • Học sinh đảm bảo điều kiện của Study Permit (mỗi một study permit sẽ có phần điều kiện khác nhau)

Lưu ý: Nếu không đáp ứng đủ tất cả các điều kiện nêu trên và vẫn đi làm Full-time, học sinh sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị trục xuất khỏi Canada.

2) Co-op Work Permit: Giấy phép lao động cho chương trình thực tập

coopwp_vietnamadmissionhub

Giấy phép này chỉ dành cho những bạn DHS đang theo học các chương trình có học phần thực tập. Học phần này không chiếm quá 50% tổng số giờ của chương trình học.

Không phải cứ theo học một chương trình có co-op là bạn sẽ xin được co-op work permit. Ở đây cần phân biệt ba tình huống:

  • Việc thực tập là một phần bắt buộc của chương trình học: Học sinh nào cũng phải xin giấy phép này. Có thể được cấp tại cửa khẩu cùng study permit hoặc xin sau này khi đã đến trường.
  • Việc thực tập không phải là một phần bắt buộc của chương trình, chỉ những bạn nào đáp ứng được yêu cầu của chương trình mới được tham gia. Học sinh nếu đáp ứng được yêu cầu của chương trình, và xin được việc thì sẽ xin co-op work permit.
  • Việc thực tập không phải là một phần bắt buộc của chương trình, chỉ những bạn nào đáp ứng được yêu cầu của chương trình mới được tham gia. Học sinh nào không đáp ứng được yêu cầu của chương trình, hoặc đáp ứng được nhưng không xin được việc thì sẽ không được xin co-op work permit.

Lưu ý: Đây là giấy phép cho DHS làm việc trong khuôn khổ của chương trình học, không dùng để đi làm bên ngoài. Nếu được cấp giấy phép này tại cửa khẩu, không có nghĩa là bạn được phép đi làm ngoài trường khi chưa nhập học chính quy.

3) Post-Graduation Work Permit (PGWP)

Sau khóa học từ 8 tháng đến 2 năm tại một trường Cao Đẳng/Đại học trong danh sách DLI tại Canada, DHS sẽ được nộp Post-Graduation Work Permit (PGWP) để sẵn sàng đi tiếp cho hành trình chinh phục tấm vé trở thành thường trú dân tại xứ sở lá phong. PGWP là một loại giấy phép dành riêng cho DHS tại Canada đi làm hợp pháp tại nước sở tại sau khi tốt nghiệp.

Thời gian đi làm của DHS tại Canada phù thuộc vào độ dài của chương trình học mà Sở Di trú IRCC sẽ cấp phép, dao động từ 8 tháng đến nhiều nhất 3 năm.

  • Chương trình học 8 tháng: PGWP có độ dài 8 tháng – 1 năm.
  • Chương trình học 1 năm: PGWP có độ dài từ 8 tháng – 1 năm.
  • Chương trình học từ 2 năm trở lên: PGWP có độ dài lên đến 3 năm.

DHS sử dụng PGWP để tìm việc trong các NOC 0, A, B để hoàn tất các thủ tục cần thiết cho chương trình nhập cư Express Entry.

Theo như IRCC quy định, mỗi DHS chỉ được nộp hồ sơ cho PGWP duy nhất một lần trong đời. Mỗi cá nhân DHS sẽ có 180 ngày kể từ khi nhận Bảng điểm cuối cùng (Official Transcript) để bắt đầu nộp hồ sơ PGWP. Nếu vượt quá 180 vẫn chưa nộp hồ sơ xin PGWP, DHS xem như mất quyền và điều kiện để xin giấy phép làm việc hợp pháp tại Canada.
Để đáp ứng điều kiện nộp hồ sơ PGWP, Study Permit của bạn nhất định phải còn hạn trong khoảng thời gian 180 ngày kể từ khi nhận Official Transcript.

Thế nên, nếu Study Permit của bạn nào sắp hết hạn trước ngày nhận điểm, hãy tranh thủ gia hạn trước đó từ 4 – 6 tháng để không phải mất thêm thời gian chờ đợi hoặc trả thêm bất kỳ chi phí phát sinh nào.
Bên cạnh đó, DHS còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Hoàn thành một chương trình học với các điều kiện:
  • Tại một trường Cao đẳng/ Đại học được chỉ định (Designated Learning Institution -DLI)
  • Chương trình học có độ dài ít nhất 8 tháng.
  • Đạt được một trong các bằng cấp, chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận (Degree, Diploma or Certificate)
  • Bảo đảm được trạng thái học toàn thời gian (Full-time status) trong mỗi kì học. Ngoại trừ học kì cuối có thể học part-time hoặc nếu xin nghỉ học đã được cấp phép.

Tốt nghiệp từ một trong những trường sau:

  • Trường Cao học Công lập, chẳng hạn như Cao đẳng, các trường thương mại, kĩ thuật, Đại học hoặc CEGEP (tại tỉnh bang Quebec).
  • Trường Cao học Tư thục (Quebec) được điều hình bởi luật lệ tương tự với các trường công lập tại Quebec.
  • Trường Trung học Tư thục hoặc Cao học Tư thục (tại Quebec) cung cấp các chương trình đủ từ 900 giờ trở lên, DHS tốt nghiệp với bằng nghề DEP hoặc chứng nhận chuyên môn chuyên nghiệp ASP. Nếu bằng ASP kết hợp với bằng DEP, số giờ học có thể ít hơn 900 giờ.
  • Trường Tư thục Canada có thể cấp bằng theo luật của tỉnh bang (như Bằng Liên kết, Bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ), nhưng với duy nhất điều kiện rằng DHS phải đăng ký học chương trình được cho phép cấp các loại bằng kể trên do tỉnh bang quy định.
Một số lưu ý về PGWP:
  • PGWP chỉ cấp một lần trong đời. Đã cấp rồi thì sẽ không được cấp lại, cho dù bạn đã sử dụng hay không, hoặc cho dù bạn được cấp PGWP thời hạn 1 năm mà sau đó học tiếp một chương trình 2-3 năm.
  • Thời hạn PGWP sẽ cấp theo hộ chiếu. Nếu bạn đủ điều kiện để được cấp PGWP 3 năm mà hộ chiếu hết hạn sau 2 năm thì có thể xin điều chỉnh PGWP sau khi có hộ chiếu mới. Tuy nhiên việc điều chỉnh còn phụ thuộc vào từng trường hợp.
  • Bạn đã có thể chính thức đi làm Full-time kể từ ngày nộp hồ sơ PGWP cho IRCC (implied status).

4) Open Work Permit – Giấy phép lao động mở rộng


Để được cấp giấy phép lao động mở rộng, bạn phải đáp ứng một số điều kiện cụ thể. Loại giấy phép này có thể hoàn toàn không có hạn chế hoặc có một số hạn chế. Nhìn chung, có 3 loại giấy phép lao động mở rộng:

  • Giấy phép lao động mở rộng không hạn chế (Unrestricted open work permit): Cho phép bạn thay đổi chủ lao động, ngành nghề và địa điểm làm việc
  • Giấy phép lao động mở rộng hạn chế (Restricted open work permit): Không cho phép bạn thay đổi ngành nghề và chủ lao động
  • Giấy phép lao động mở rộng hạn chế một phần (Partially restricted open work permit): Hạn chế một số ngành nghề và địa điểm làm việc của bạn

Căn cứ vào hồ sơ bạn nộp, Lãnh sự quán Canada sẽ quyết định loại giấy phép lao động nào sẽ cấp cho bạn.

Điều kiện để được cấp Open Work Permit:

  • Chứng minh rằng bạn sẽ rời Canada ngày sau khi giấy phép lao động hết hiệu lực.
  • Chứng minh rằng bạn có đủ nguồn tài chính để trang trải cho bản thân và gia đình bạn sinh sống tại Canada và bạn phải có đủ tiền để về nước.
  • Bạn có lý lịch tư pháp trong sạch.
  • Chứng minh rằng bạn không có bất kỳ mối đe dọa nào đối với an ninh quốc gia của Canada.
  • Tuân thủ các điều kiện của giấy phép lao động mở rộng ngay cả khi viên chức lãnh sự cấp cho bạn một giấy phép mở rộng hạn chế.
  • Chứng minh rằng bạn không có ý định làm việc cho những chủ lao động cung cấp dịch vụ thoát y, khiêu vũ, mát-xa khiêu dâm hoặc bảo kê.
  • Bạn phải có sức khỏe tốt.

5) Spousal Open Work Permit – Giấy phép lao động dành cho vợ/chồng người có Work Permit /Study Permit


Chính phủ Canada cho phép du học sinh quốc tế có thể dẫn theo vợ/chồng của mình sang Canada và người này được giấy phép làm việc hợp pháp có độ dài tương đương với độ dài hợp pháp được ở lại của du học sinh.

Tức là, ví dụ một học sinh có chương trình học Thạc sỹ 2 năm và PGWP được 3 năm, thì spouse của họ có thể xin và/hoặc gia hạn Open Work Permit của họ lên đến 5 năm. Thời gian học tiếng Anh không được tính vào thời hạn xin Spousal Open Work Permit.

Vì vậy, việc xin Open Work Permit này là hợp pháp và là cơ hội rất lớn dành cho người thân của sinh viên quốc tế. Đây là chính sách hết sức nhân văn của chính phủ Canada.

Lời Kết:

Những loại Work Permit đã được nêu lên ở trên là hợp lệ cho các bạn được phép đi làm hợp pháp. Nếu các bạn không có các loại Work Permit đó thì sẽ không được phép đi làm cũng như không có giấy tờ nào có thể đảm bảo cho các bạn đi làm được. 

Chính vì lẽ đó, các bạn cần phải kiểm tra giấy tờ xem có được phép đi làm hợp lệ không hay có nằm trong diện các loại Work Permit được Vietnam Admission Hub liệt kê ra không nhé. 

Bởi Khanh Pham

Nguồn: CIC Canada (tham khảo & dịch)

Ảnh: Unsplash, Google.

————–
Liên hệ với chúng mình ngay hôm nay, để biết thêm chi tiết:
📍Địa chỉ: 641 Bloor Street West, 2F, Toronto, Ontario
Số điện thoại:
📱Ms. Linh +1 (647) 909 9298
📱Ms. Anna: +1 (437) 778 1311
Email: vietnam@admhub.ca
————–
🌐 Website: https://vietnam.admissionhub.com/ 🌐
📍Facebook: Vietnam Admission Hub https://www.facebook.com/vietnamadmissionhub
📍Instagram: vietnam.admhub
https://www.instagram.com/vietnam.admhub/

Anna Bùi có kiến thức rộng về hệ thống giáo dục quốc tế, chương trình học, chi phí, đến các yêu cầu và quy trình đăng ký. Anna Bùi cũng tư vấn về cuộc sống & văn hóa đất nước mà học sinh sẽ du học.
Scroll to Top